Sự thành công cho con bú sau khi phẫu thuật ngực còn phụ thuộc vào lý do phẫu thuật, loại phẫu thuật và cách thức thực hiện phẫu thuật. Phụ nữ có thể phải phẫu thuật vú vì nhiều lý do, nó có thể là nâng ngực, thu gọn ngực, thủ thuật, khối u… thường gặp ở những phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Những ca phẫu thuật này có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp sữa mẹ đầy đủ và cho con bú. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi cho con bú sau một phẫu thuật ngực

Cho con bú sau nâng ngực
Những cô gái trẻ thường vẫn đi nâng ngực với lý do thẩm mỹ vì họ có một bộ ngực lép. Việc cấy ghép vú để tăng kích thước vú hoặc để tái tạo hình dáng ngực sau khi cắt một phần vú.

Có cấy ghép không nhất thiết ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn trong tương lai. Miễn là ngực của bạn có chứa mô vú hoạt động sau khi phẫu thuật và phẫu thuật không bao gồm vết mổ quanh quầng vú, bạn vẫn có thể tạo ra sữa mẹ và cho con bú

Tuy nhiên nếu bạn cấy ghép nâng ngực vì một bộ ngực không phát triển hoặc sau một phẫu thuật cắt bỏ vú thì có thể không có đủ mô vú hoạt động tốt. Điều đó là vì lý do bẩm sinh hoặc kết quả của phẫu thuật cắt ngực trước đó mà không phải do nâng ngực. Trong những trường hợp này bạn có thể không đủ sữa cho con bú ngay cả trước khi nâng ngực

Cho con bú sau phẫu thuật thu gọn vú
Nếu bạn đã từng có một bộ ngực quá khổ cần phải phẫu thuật thu gọn lại, thì trong quá trình đó bác sĩ sẽ loại bỏ mô vú và da thừa để làm nhỏ vú hơn. Trong khi thực hiện phẫu thuật này có thể núm vú sẽ được đặt lại cho phù hợp giải phẫu. Việc di chuyển núm vú trong khi phẫu thuật thu nhỏ vú có thể làm tổn thương ống dẫn sữa và ảnh hưởng đến dây thần kinh và máu cung cấp cho khu vực.



Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt ống dẫn sữa, nó có thể làm giảm đáng kể việc sản xuất sữa của bạn. Thêm vào đó, các dây thần kinh bị tổn thương có thể cản trở phản xạ xuống sữa của bạn. Bạn vẫn có thể cho con bú, nhưng có thể không tạo đủ sữa mẹ cho bé ngay cả khi thường xuyên cho con bú hoặc hút sữa.

Cho con bú sau phẫu thuật cắt bỏ vú
Hầu hết các phẫu thuật cắt bỏ vú thường xảy ra do điều trị ung thư vú. Tuy nhiên cung có một số phụ nữ lựa chọn cắt bỏ vú như biện pháp phòng ngừa nếu nguy cơ mắc ung thư vú rất cao.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú có thể một bên vú sẽ không sản xuất sữa nữa hoặc lượng sữa sản xuất ra rất ít tùy thuộc vào vị trí cắt bỏ và điều trị sau cắt bỏ. Xạ trị sau cắt bỏ vú do ung thư có thể gây tổn thương cho bất kỳ mô vú nào còn lại khiến cho việc tạo sữa của bạn càng khó khăn hơn.

Cho con bú sau cắt bỏ nang
Phẫu thuật cắt bỏ nang vú có thể không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhiều tới cho con bú tùy thuộc vào vị trí nang và điều trị sau phẫu thuật. Nếu nang vú ở ngay phần quần vú núm vú thì việc phẫu thuật có thể gây tổn thương ống dẫn sữa và dây thần kinh quanh núm vú. Hơn thế nữa những điều trị bức xạ sau phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn cho bạn.

Thế nhưng trong trường hợp nang vú không ở gần núm vú và việc phẫu thuật không rộng rãi thì có thể hoàn toàn không ảnh hưởng tới các ống dẫn sữa và tuyến vú. Vì thế trong trường hợp này bạn vẫn cho con bú an toàn

Cho con bú sau khi sinh thiết vú
Sinh thiết vú là lấy ra một mảnh mô vú nghi vấn để xét nghiệm thông qua một vết cắt trên vú. Sinh thiết thường dùng để kiểm tra ung thư vú hoặc nhiễm trùng. Cũng giống như cắt nang vú thì đây là một ca tiểu phẫu và không ảnh hưởng tới khả năng cho con bú trừ khi vết cắt nằm ở núm vú hoặc quầng vú.

Sử dụng sinh thiết kim là dùng một chiếc kim y tế đặc biệt chọc lấy mẫu sinh thiết tại một khối u vú, u nang hoặc áp xe vú. Kỹ thuật này hiếm khi gây tổn thương tới vú và nó rất an toàn cho khả năng cho con bú về sau.



Lời khuyên
Dưới đây là một số lời khuyên về việc cho con bú sau phẫu thuật nâng ngực hoặc phẫu thuật vú:

- Liên hệ với bác sĩ phẫu thuật vú cho bạn để biết rõ thông tin về ca phẫu thuật có ảnh hưởng gì tới việc cho con bú hay không, và phải thực hiện như thế nào
- Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa và nhi khoa về việc cho con bú của bạn với thông tin chính xác rằng bạn đã từng phẫu thuật vú
- Bạn nên thực hiện mọi biện pháp theo dõi cân nặng và sự phát triển của em bé để đảm bảo sự tăng trưởng của em bé là bình thường
- Bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh, ít nhất là 2h một lần để đảm bảo nguồn sữa của bạn đầy đủ. Có thể dùng máy hút sữa sau mỗi lần cho bé ăn để kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn nếu cần
- Hãy theo dõi các dấu hiệu cho thấy em bé của bạn có đầy đủ sữa mẹ thông qua số tã uots tã bẩn của bé.
- Làm thế nào tăng lượng sữa mẹ sau phẫu thuật
- Cho con bú rất thường xuyên sau mỗi 2-3 giờ đồng hồ, có thể hút sữa mẹ sau khi cho con bú để kích thíc sản xuất sữa nhiều hơn
- Sử dụng hệ thống SNS nếu bạn cần bỏ sung cho bé. Nếu bạn không muốn bổ sung bằng sữa công thức, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc sử dụng sữa mẹ hiến tặng từ ngân hàng sữa mẹ.
- Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú về việc sử dụng các loại thảo mộc giúp tăng nguồn sữa mẹ
- Dù bạn đang sản xuất được bao nhiêu sữa mẹ thì hãy tiếp tục cho con bú. Ngay cả một lượng sữa mẹ rất nhỏ cũng có thể cung cấp cho em bé của bạn nhiều lợi ích về sức khỏe cung như tăng sự liên kết cảm xúc giữa mẹ và bé.

Nếu có quá ít lượng sữa thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng bổ sung cho bé bằng sữa công thức. Khi mua sữa công thức cho bé cần mua của các thương hiệu lớn và có uy tín. Bạn cũng có thể mua tại các shop Online chính hãng trên sàn thương mại điện tử để hưởng mức giá ưu đãi. Ngoài ra để tiết kiệm hơn nữa cho chi phí thì bạn áp dụng them mã voucher Sendo. Mã giảm giá, voucher sendo được cập nhật tại magiamgiasendo.com

Kết luận
Việc phẫu thuật vú có thể là một tổn thương đối với vú mẹ, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cho con bú. Nhưng không phải tất cả phẫu thuật vú đều ảnh hưởng xấu tới việc cho con bú. Với những trường hợp đã trình bày trong bài viết thì bạn có thể yên tâm, tốt nhất bạn nên nắm chắc sự tổn thương mô vú tuyến vú của ca phẫu thuật để có biện pháp cho con bú thành công. Chúc bạn hạnh phúc!

>>> Xem thêm: " hắt hơi sổ mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi."