Phẫu thuật vẫn là sự lựa chọn số một hiện nay trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Có hai cách phẫu thuật phổ biến bao gồm mổ nội soi ít xâm lấn hoặc mổ mở thông thường. Mỗi loại phẫu thuật có mức độ xâm lấn, khả năng biến chứng, thời gian hồi phục khác nhau. Mặc dù vậy, khâu chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay vẫn luôn quan trọng, dù với loại phẫu thuật nào.
>> phòng khám nội tiết làm việc chủ nhật
>> phòng khám nội tiết ở cầu giấy
Chế độ ăn cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Chi phí khám thai tại bệnh viện Thu Cúc có đắt không

Để phục hồi chức năng cổ tay, người bệnh nên tập vật lý trị liệu.
Cách chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay cần đầy đủ với các mặt như: dinh dưỡng, tập luyện, vật lý trị liệu, vệ sinh.

Vệ sinh sau mổ
Giữ vệ sinh chỗ vết mổ, bàn tay cẩn thận, đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần giữ vết mổ luôn khô ráo, thay băng và dùng thuốc theo đúng chỉ định chuyên môn. Nếu thấy có vấn đề bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám lại.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết
Người mới được mổ hội chứng ống cổ tay cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, trong đó nhớ bổ sung các thức ăn giàu protein, vitamin và có nhiệt năng cao. Vài ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, loãng và chia thành nhiều bữa trong ngày. Dù là phẫu thuật mổ nội soi hay mổ hở cổ tay đều không gây phản ứng cho cơ thể. Vì thế người nhà có thể cho người bệnh ăn uống ngay sau mổ. Nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm có chứa vitamin B tốt cho hệ thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng dây thần kinh ở cổ tay.


Khâu chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay vẫn luôn quan trọng, dù với loại phẫu thuật nào.
Vật lý trị liệu
Để phục hồi chức năng cổ tay, người bệnh nên tập vật lý trị liệu. Đây là biện pháp điều trị có vai trò quan trọng sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ vùng cổ tay. Kết hợp với kéo dãn để cải thiện mức độ di động của cổ tay, ngón tay. Ngoài ra còn giúp trị sẹo, giữ thẩm mỹ cho đôi tay. Đồng thời dùng dầu dừa, dầu ô liu…để dưỡng ẩm giúp cho da luôn được mềm mại và đàn hồi. Bệnh nhân cũng cần thực hiện tư thế làm việc và học tập phù hợp, tạo thời gian nghỉ ngơi cho đôi tay,, tránh sưng cổ tay và chèn ép vào ống cổ tay.


Nếu thấy có vấn đề bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện khám lại.
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật
Tập cho gân bàn tay: Với các gân ở bàn tay, sau phẫu thuật có thể gặp phải hai dạng di chứng chính là tay co quắp và tay duỗi cứng. Dấu hiệu của tay co quắp là bàn tay có các ngón tay co cứng lại và rất khó mở tay. Người bệnh khắc phục tình trạng này bằng cách tập bài tập búng dây chun. Với tình trạng tay duỗi cứng, khi đó các ngón tay luôn duỗi thẳng ra và khó gấp lại được. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được hướng dẫn luyện tập với bài tập bóp bóng.

Tập cơ sấp cẳng tay: Người bệnh tập các bài tập từ nhẹ đến nặng để phục hồi chức năng khi để sấp bàn tay như quay sấp gậy gỗ.

Tập cơ ngửa cẳng tay: Những bài tập giúp phục hồi tốt các cơ gân thực hiện chức năng ngửa tay như: ngửa bàn tay và quay ngửa gậy gỗ. Người bệnh cần luyện các động tác ngửa bàn tay từ dễ cho đến khó hơn. Độ khó tăng dần từ từ chứ không đột ngột.