Cảm cúm làm người bệnh thấy ho, sổ mũi, đau nhức đầu, sốt cao… nên cơ thể suy nhược, mệt mỏi và nhiều người nghĩ truyền nước sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng. Vậy khi bị cảm có nên truyền nước không ?



Đối tượng dễ bị cảm cúm?

Cúm là bệnh truyền nhiễm, thường xuất hiện thời điểm giao mùa như đông xuân nhưng hiện nay cúm có thể xuất hiện quanh năm và có thể phát triển thành dịch. Các đối tượng dễ mắc cúm thường là:

  1. Trẻ dưới 5 tuổi
  2. Người trên 65 tuổi
  3. Phụ nữ mang thai
  4. Người có hệ miễn dịch yếu
  5. Người bị béo phì nặng
  6. Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.


Ngoài ra có 1 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý này và lây truyền cao đó là những người làm ở môi trường đông người như bệnh viện, trường học, công sở.

Các triệu chứng của cảm cúm

Thông thường, các triệu chứng cảm cúm sẽ xuất hiện sau 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh virus gây cúm. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh cúm điển hình như:

  1. Sốt cao, có thể sốt cao đến 39°C
  2. Ớn lạnh
  3. Ho
  4. Hắt hơi
  5. Sổ mũi
  6. Đau họng
  7. Đau cơ
  8. Đau đầu
  9. Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi
  10. Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  11. Dạ dày khó chịu, dấu hiệu này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
  12. Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.


Vẫn còn những biểu hiện khác tùy vào thể trạng từng người. Cúm nặng triệu chứng khởi đầu sẽ kéo dài khoảng 4-5 ngày. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị cảm cúm kèm sốt cao, ho kéo dài, đau đầu, cơ thể nhức mỏi thời gian lâu thì cần điều trị theo chỉ định. Nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản cấp, viêm cơ tim,…

Cảm cúm ho có nên truyền nước không?

Nhiều người khi mới bị cúm đã có ý định tự chữa tại nhà bằng cách uống thuốc kháng sinh hay truyền dịch để nhanh khỏi hơn. Việc tự ý uống thuốc khá nguy hiểm vì thuốc kháng sinh chỉ kìm hãm được vi khuẩn còn đối với virus thì không có tác dụng. Bên cạnh đó, uống kháng sinh bừa bãi sẽ khiến nhờn thuốc, bệnh mãi không khỏi.

Vậy người mệt mỏi có nên truyền nước không ? Chắc chắn là không nên. Truyền dịch không phải lúc nào cũng tốt. Bởi truyền nước bừa bãi, hoặc tốc độ chảy dịch nước biển nhanh quá có thể gây dị ứng, nhiễm khuẩn, phù phổi, sưng tim, thậm chí gây sốc và có thể tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên truyền dịch khi sốt cao nôn mửa nhiều, đi tiểu, tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nhiều. Còn với những trường hợp bị mất nước khi cảm cúm, cảm lạnh mà vẫn ăn uống được thì nên bù nước bù điện giải bằng đường uống sẽ tốt hơn.

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0909597901 hoặc website : https://chamsocytetainhaangia.com